Phân Biệt Chống Thấm Bề Mặt Và Chống Thấm Nội Bộ
Giấy là vật liệu không thể nào thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Dường như giấy đã trở thành bạn thân của chúng ta. Nhưng để sản xuất ra được tờ giấy cũng không phải là đơn giản gì, không chỉ sử dụng những nguyên liệu thô như dăm gỗ hay giấy tái chế, mà còn cho vào các chất phụ gia để tăng tính năng vật lý cơ bản cho giấy.
Các tờ giấy khi được ép lại và sấy khô mà không dùng thêm một loại phụ gia nào thì giấy sẽ rất dễ bị thấm nước, phân tán xơ sợi không đồng đều, giấy sẽ có màu vàng vì không được tẩy trắng. Vì vậy để loại bỏ những điểm bất cập trên các nhà sản xuất giấy sẽ cho thêm các hóa chất phụ gia cho giấy. Và chất chống thấm bề mặt và nội bộ là chất không thể nào thiếu trong giấy. Bài viết này, mang đến cho bạn hiểu thêm về chống thấm bề mặt và chống thấm nội bộ.
Chống Thấm Cho Giấy Là Gì?
Chống thấm hay gia keo được sử dụng trong sản xuất giấy để giảm tính hấp thụ chất lỏng khi giấy khô, với mục đích để mực và sơn lưu lại và khô trên bề mặt giấy, tránh bị hấp thụ vào trong giấy.
Điều này cho ta một bề mặt chắc chắn, tỉ mỉ và tinh tế hơn để in ấn, sơn và viết. Kết quả có được là nhờ việc hạn chế tính hấp thụ chất lỏng của sợi giấy do hiện tượng mao dẫn. Ngoài ra, gia keo còn ảnh hưởng đến tính nhám, sự cong vênh, tính trau chuốt, khả năng in ấn, tính láng mịn, sức liên kết bề mặt và giảm độ rỗng, xù xì.
Có ba loại giấy thường được gia keo: không ngâm hồ (water-leaf), có tính dính yếu (slack sized), gia keo đậm (strong sized). Loại giấy không ngâm hồ có tính chống thấm nước thấp và bao gồm các loại giấy thấm. Loại giấy có tính dính yếu thì có tính hấp thụ vừa phải và thường dùng làm giấy in báo. Loại giấy gia keo đậm có tính chống thấm nước cao, thường được dùng làm giấy phủ tốt và hộp đựng chất lỏng.
Chống Thấm Bề Mặt Và Chống Thấm Nội Bộ
Có hai cách chống thấm là chống thấm nội bộ và chống thấm bề mặt, hay còn gọi là gia keo máy và gia keo bề mặt. Gia keo nội bộ được áp dụng với hầu hết các loại giấy, đặc biệt là những loại mà máy móc làm ra. Còn gia keo bề mặt áp dụng cho các loại giấy cao cấp như giấy tiền, giấy làm sổ cái, giấy viết.
- Chống thấm (gia keo) nội bộ: keo được cho thẳng vào huyền phù bột giấy để tăng tính kỵ nước của xơ sợi, của bề mặt những chỗ lồi lõm, hoặc các lumen. Chống thấm nội bộ là tất cả các lớp giấy đều được chống thấm, không chỉ có một lớp mặt hay một lớp đế.
- Ngoài việc tăng chất lượng của giấy, tác dụng chính của các chất gia keo nội bộ là làm tăng khả năng hoạt động của máy tạo giấy.
- Chống thấm (gia keo) bề mặt: keo (tinh bột sắn dây và một ít chất độn) được thêm vào bề mặt trong giai đoạn cuối của sản xuất giấy nhằm lấp đầy những phần lồi lõm trên bề mặt tờ giấy. Chống thấm bề mặt có nghĩa là chỉ chống thấm lớp mặt và lớp đế, thường thì giấy sẽ có nhiều lớp khác nhau được ghép lại với nhau.
- Các chất gia keo bề mặt có các phân tử vừa ưa nước vừa kị nước (amphiphilic). Các chất gia keo dính vào sợi nền và tạo thành một lớp mỏng, với phần ưa nước hướng vào bề mặt sợi, phần kỵ nước hướng ra ngoài.
- Kết quả là ta có một bề mặt láng mịn kỵ nước. Gia keo tăng cường sức liên kết bề mặt, khả năng in ấn và tính chống thấm nước của giấy hay bất kỳ vật liệu nào được gia keo. Trong dung dịch gia keo, chất làm sáng quan học cũng có thể được thêm vào để tăng tính chắn sáng và độ trắng của giấy hay vật liệu bề mặt.
Các Chất Chống Thấm Nội Bộ Của Thuận Phát Hưng
Chất AKD Plus -15®
Là chất gia keo hoạt tính (reactive size) alkyl ketene dimer dạng nhũ tương, được sản xuất theo công nghệ hoàn toàn mới với nồng độ rắn 15 %, chứa hàm lượng alkyl ketene dimer cao. Tuy nhiên, độ nhớt của dung dịch được khống chế ở mức tương đối thấp nhằm giúp keo có thể phân tán tốt trong huyền phù giấy. Ngoài ra, độ nhớt thấp cũng giúp việc đưa dung dịch vào bằng bơm định lượng hoặc thiết bị tiêu chuẩn khác được dễ dàng và thuận tiện. Vì thế, nó là chất gia keo hiệu quả cao trong hầu hết các hệ thống sản xuất giấy trong môi trường trung tính và kiềm tính. Chất gia keo này có thể tương thích với hầu hết các hệ bảo lưu hiện đang được áp dụng trong các nhà máy xeo giấy hiện nay.
Chất EUROSIZE F-16®
Là chất gia keo trung tính dạng nhũ tương thế hệ mới nhất được sản xuất theo công nghệ Châu Âu (EURO), được nhũ hóa tới kích cỡ hạt nano với các phụ gia xúc tác đặc biệt nhằm đạt thêm một số tính năng và lợi ích vượt trội so với các loại AKD thế hệ trước đây
Các Chất Chống Thấm Bề Mặt Của Thuận Phát Hưng
DAVI SP-40
Là chất gia keo bề mặt được biến tính (modified) với hoạt tính cao, dạng nhũ tương thế hệ mới. Nó được sử dụng rộng rãi trong gia keo bề mặt và tráng phủ giấy nhằm nâng cao độ chống thấm cũng như nâng cao các đặc tính chất cơ lý của giấy như độ bền bề mặt ( surface strength), bóng, độ cứng, độ sắc nét khi in ấn của giấy. DAVI SP-40 cho dù được sử dụng dưới điều kiện nhiệt độ cao cũng có hiệu quả chống thấm tốt và không làm ảnh hưởng tới màu sắc của giấy. SP-40 được sản xuất ở dung dịch pH trung tính và không Ion nên có tính tương thích cao với tất cả các hóa chất sử dụng trong dung dịch gia keo.
Davi SP - 50
Là chất chống thấm bề mặt thế hệ mới, được tổng hợp từ đồng polymer giữa styrene và một số esters. Nó được sử dụng chung với tinh bột gia keo bề mặt, tạo ra lớp màng có khả năng chống thấm nước và hình thành cường lực liên kết ngang trên bề mặt giấy. Nó có lợi điểm là sử dụng định mức thấp, hiệu quả cao và dễ sử dụng. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hình thành màng tốt, kháng nước và tăng độ nén vòng (ring Crush) cho giấy bìa, giấy bao gói và các loại giấy khác.
Liên Hệ Thuận Phát Hưng Để Nhận Tư Vấn Và Báo Giá Chi Tiết
Hotline: 0907 88 7878