Tình trạng ô nhiễm của ngành công nghiệp sản xuất bao bì giấy

Từ trước đến nay, mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp tiềm năng với tăng trưởng ngày càng nhanh ở nước ta, tuy nhiên theo Ban chỉ đạo Quốc gia về nước sạch – Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thì ngành công nghiệp sản xuất giấy nói chung và ngành gia công sản xuất bao bì giấy nói riêng lại đang là một trong những ngành gây ra ô nhiễm môi trường nhất hiện nay, đặc biệt đối với nguồn nước.

Do vậy, bên cạnh khuyến khích hỗ trợ và hoạch định hướng phát triển lâu dài cho ngành gia công sản xuất bao bì giấy thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giải quyết và xử lý tốt chất thải để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường cho Nhà Nước cũng như các doanh nghiệp trong ngành hiện nay.

Sự ảnh hưởng của chất thải ngành sản xuất bao bì đến môi trường sống

Theo các chuyên gia nghiên cứu môi trường, lượng nước thải ra từ các công ty sản xuất bao bì giấy có hàm lượng COD khá cao (22000-46500 mg/l), vượt quá mức giới hạn cho phép, mà trong đó phần lớn được gây ra từ Lignin và các dẫn xuất của Lignin. Những hợp chất hữu cơ này không những độc hại mà còn rất khó để phân hủy trong môi trường. Do đó, nếu không có biện pháp xử lý tốt và kịp thời thì những chất hóa học này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống cũng hơn nữa là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cho người dân sinh sống quanh khu vực sản xuất.

Ngoài ra, trong công đoạn xeo giấy, để tạo nên một thành phẩm, các các nhà máy sản xuất thường phải sử dụng thêm nhiều chất hóa học và chất phụ gia khác nhau như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh,… Những chất này nếu không được thu hồi hoặc chưa qua xử lý mà xả thẳng ra nguồn nước thì vấn đề ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.

Giải pháp của Nhà Nước

1/ Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng chất thải

Nhận ra được tác hại của lượng chất thải này đến môi trường sống, Nhà Nước đã cùng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ra những quy định về hàm lượng chất thải tối đa được phép xả vào môi trường.

Theo đó, giá trị cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp sản xuất giấy và bao bì giấy ra nguồn tiếp nhận sẽ được tính toán theo công thức như sau:

Cmax = C × Kq × Kf

Trong đó:

– Cmax là giá trị tối đa cho phép về thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả ra nguồn tiếp nhận.

– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải của ngành công nghiệp sản xuấy giấy nói chung.

– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch; dung tích của ao, hồ, đầm và mục đích sử dụng của vùng nước ven bờ.

– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải theo quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất khi thải ra nguồn tiếp nhận nước thải.

Dựa vào kết quả tính toán ở trên, các cơ quan có chức năng sẽ tiến hành kiểm tra hàm lượng chất thải tại các nhà máy sản xuất bao bì giấy bằng phương pháp lấy mẫu để xác định giá trị của các thông số: pH, nhiệt độ,         BOD5COD, tổng chất rắn lơ lửng, độ màu và AOX. Doanh nghiệp sản xuất vi phạm hoặc vượt mức so với quy địnhnày đều phải chịu mức xử phạt rất nặng.

tphcm-nhieu-cum-cong-nghiep-thieu-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-1

2/ Mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Mức xử phạt đối với các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp sản xuất bao bì giấy nói riêng. Theo điều 13 của Luật Bảo vệ Môi trường đối hành vi xả nước thải vượt chuẩn quy định:

  • Dưới 2 lần sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 700 triệu đồng
  • Từ lần thứ 2 đến lần dưới 5 lần sẽ xử phạt từ 10 triệu đến 750 triệu đồng.
  • Mức xử phạt sẽ tăng lên từ 20 triệu đến 950 triệu đồng cho hành vi xả nước vượt quy chuẩn từ lần thứ 5 trở lên.

Ngoài ra, mức phạt này sẽ còn tăng thêm 1% đối với vi phạm quy định với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 02 lần; 2% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 05 lần; 3% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần; 4% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, Luật cũng có quy định những biện pháp khắc phục dành cho các doanh nghiệp, cụ thể:

  • Buộc phải thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người hoặc cơ quan có thẩm quyền xử phạt ấn định theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
  • Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với những vi phạm quy định tại Điều này.
  • Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả thải vượt chuẩn kỹ thuật môi trường.

Không những ban hành những quy chuẩn kỹ thuật và quy định về mức xử phạt mà còn để hạn chế tác hại đối với môi trường do ngành sản xuất giấy và bao bì giấy gây ra, Nhà Nước cũng cần quản lý chặt chẽ công nghệ và trang thiết bị của các nhà máy sản xuất. Đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra quy trình xử lý nước thải để đảm bảo tất cả doanh nghiệp đều tuân thủ đúng quy chuẩn đã đề ra.

Chắc chắn với những giải pháp xử lý trên, không bao lâu nữa, ngành công nghiệp sản xuất giấy tại nước ta sẽ thực hiện được mục tiêu và định hướng mà Nhà Nước đã đề ra, đó là trở thành một trong những ngành công nghiệp thân thiện với môi trường và góp phần thúc đẩy những ngành khác cùng phát triển.

Nguồn:  Marketing Department – Thuan Phat Hung