Gia Keo Nội Bộ Cùng Keo Chống Thấm AKD

Với số lượng nhu cầu sử dụng giấy trên khắp thế giới càng ngày càng tăng mạnh mẽ. Cùng với nhu cầu của người tiêu dùng mỗi ngày càng nâng cao, do đó chất lượng của mỗi loại giấy cũng phải được cải thiện. Giúp cho giấy đối đầu với nước một cách đơn giản mà hiệu quả cần sử dụng các chất phụ gia như keo chống thấm AKD.

Gia Keo Nội Bộ Là Gì?

Các chất gia keo nội bộ được sử dụng nhằm tăng khả năng chống thấm cho giấy đối với một số chất lỏng như nước, sữa, dầu mỡ,.... Phổ biến nhất là đối với loại giấy viết và in, hạn chế quá trình thấm nước sẽ hạn chế được sự lem của mực trên mặt giấy.

Phần lớn các loại giấy và bìa carton, ngoại trừ những loại giấy lụa như giấy vệ sinh, đều cần có khả năng chống thấm chất lỏng. Gia keo được định nghĩa là quá trình sử dụng các hóa chất để cung cấp cho giấy tính năng chống thấm này, hầu hết các nhà xưởng sẽ sử dụng keo chống thấm AKD.

Gia keo nội bộ là một phần quan trọng trong vận hành phần ướt trên các máy xeo giấy hay bìa carton. Mục đích là biến tính bề mặt sợi để có thể kiểm soát được quá trình thấm ướt của các chất lỏng vào bề mặt giấy.

chong-tham

Sự thấm ướt này là quá trình có liên quan đến khả năng hấp thụ, độ kỵ nước và khả năng phân bố (khả năng chảy dàn) của chất lỏng trên bề mặt sợi. Việc kiểm tra những tính chất quan trọng này nhằm ba mục đích sau:

  • Kiểm tra tốc độ thấm ướt của pha lỏng trong quá trình gia công vật phẩm như gia keo bề mặt hay tráng phấn
  • Kiểm tra sự hấp thụ hay sự thấm ướt chất lỏng trong quá trình in
  • Kiểm tra khả năng sử dụng của nhiều loại giấy và bìa carton.

Keo Chống Thấm AKD

AKD có cấu trúc là một keton không no. Quá trình tổng hợp có liên quan sự chuẩn bị axit clorua carboxylic, kế đến là phản ứng ngưng tụ vòng lacton thông qua sự tạo một axit trung gian bằng phản ứng tách hydrohalogenua trong dung môi hữu cơ.

Keo chống thấm AKD đầu tiên được sử dụng cho công nghệ giấy vào năm 1956 và đã được phát triển ở Mỹ. Để sử dụng cho huyền phù bột giấy, keo chống thấm AKD cần chuyển sang dạng nhũ tương trong nước. Quá trình tạo nhũ thường tiến hành trong dung dịch nóng (nhiệt độ 75-90 độ C) chứa tinh bột cationic như chất ổn định và một lượng nhỏ chất hoạt động bề mặt như natri lininsulfonat.

Sau khi làm keo chống thấm AKD nóng chảy, hỗn hợp được khuấy trộn mạnh rồi làm lạnh, một lượng nhỏ chất xúc tiến (thường là polymer cationic trọng lượng phân tử thấp với mật độ điện tích cao) và chất diệt khuẩn có thể được thêm vào.

Mặc dù điểm nóng chảy của sáp thấp thì thuận lợi cho quá trình nhũ hóa nhưng đây có thể là một trở ngại sau này trong phần máy xeo, có những vùng mà nhiệt độ sấy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của keo chống thấm AKD và các hạt phân tán sẽ mất tính ổn định.

Cơ Chế Hoạt Động Của Keo Chống Thấm AKD

Tương tác giữa AKD và sợi xenlulô được giả thiết gồm bốn giai đoạn:

  1. Những hạt keo phân tán được ổn định bằng điện tích dương trước hết sẽ được hấp thụ trên sợi bằng lực hút tĩnh điện. Hàm lượng AKD để thực hiện giai đoạn này sẽ thay đổi và nó có liên quan với diện tích bể chứa bột, bơm, mực lưu chất trong thùng đầu. Việc thêm tinh bột cationic chính là để hỗ trợ cho sự bảo lưu AKD.
  2. Khi băng giấy được sấy khô, sáp AKD được hấp thụ sẽ nóng chảy và sau đó dàn đều che phủ mặt giấy tốt hơn.
  3. Phản ứng hóa học giữa AKD với nhóm OH của xenlulô, tuy nhiên không thể thực hiện phản ứng này tới bất kỳ mức độ nào hoặc với tốc độ cao khi mà lượng nước chưa được bay hơi đáng kể.
  4. Khi phản ứng hóa học được diễn biến dưới tác dụng nhiệt, sẽ có sự sắp xếp lại của những phân tử sao cho các đầu kỵ nước của phân tử sẽ hướng ra ngoài bề mặt và nhờ vậy làm tăng tính chống thấm cho về mặt giấy.

Vậy ta có thể hiểu rằng keo chống thấm AKD phải được chảy dàn ra trên bề mặt sợi khi phản ứng ester hóa có thể xảy ra. Mức độ và tốc độ của sự thủy phần AKD (phản ứng cạnh tranh) sẽ thuận lợi đối với pH, nhiệt độ và sự hiện diện của nước. Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng thủy phân sẽ tăng nhanh hơn tốc độ ester hóa. Ngoài ra, phản ứng phụ tạo keton còn làm mất mát những nhóm hoạt tính trong chất gia keo đắt tiền. Do vậy có thể thiết kế phần sấy sao cho lượng nước dư được lấy đi sớm và nhanh.

Keo Chống Thấm AKD Của Thuận Phát Hưng

Chất AKD Power-15® là chất gia keo hoạt tính (reactive size) alkyl ketene dimer dạng nhũ tương, được sản xuất theo công nghệ hoàn toàn mới với nồng độ rắn 15 %, chứa hàm lượng alkyl ketene dimer cao. Nó có khả năng tự bảo lưu cao hơn trên sơ sợi cellulose và trong điều kiện pH rộng hơn cũng như khả năng thích nghi với môi trường nước trắng khép kín, giảm thiểu khả năng bị hồi keo.

Keo chống thấm AKD Power-15® có thể được sử dụng trong gia keo bề mặt như là một chất gia keo bề mặt hiệu quả. Chất gia keo này có thể tương thích với hầu hết các hệ bảo lưu hiện đang được áp dụng trong các nhà máy xeo giấy hiện nay.

345449s3-min

Chất AKD Plus -15® là chất gia keo hoạt tính (reactive size) alkyl ketene dimer dạng nhũ tương, được sản xuất theo công nghệ hoàn toàn mới với nồng độ rắn 15 %, chứa hàm lượng alkyl ketene dimer cao. Tuy nhiên, độ nhớt của dung dịch được khống chế ở mức tương đối thấp nhằm giúp keo có thể phân tán tốt trong huyền phù giấy. Ngoài ra, độ nhớt thấp cũng giúp việc đưa dung dịch vào bằng bơm định lượng hoặc thiết bị tiêu chuẩn khác được dễ dàng và thuận tiện. Vì thế, nó là chất gia keo hiệu quả cao trong hầu hết các hệ thống sản xuất giấy trong môi trường trung tính và kiềm tính. Chất gia keo này có thể tương thích với hầu hết các hệ bảo lưu hiện đang được áp dụng trong các nhà máy xeo giấy hiện nay.

 

Liên Hệ Thuận Phát Hưng Để Nhận Được Tư Vấn Và Báo Giá

Hotline: 0907 88 7878