Công Nghệ Sản Xuất Giấy Bồi
Giấy bồi là chất liệu được sử dụng để sản xuất hộp đựng bánh trung thu, thùng carton,…cùng nhiều loại bao bì khác. Tuy nhiên, đa số mọi người đều không hiểu rõ giấy bồi là gì cũng như công dụng và cách tạo ra giấy bồi ra sao? Trong bài viết ngày hôm nay, Thuận Phát Hưng sẽ giúp các bạn giải đáp rõ những thắc mắc này. Cùng theo dõi nhé!
Giấy Bồi Là Gì?
Nhiều người nghe đến loại giấy này sẽ thấy tên gọi của nó khá lạ, thực ra giấy bồi hay còn gọi là giấy bìa cứng (các tông, được bắt nguồn từ tiếng Pháp carton) là một thuật ngữ chung để chỉ một loại giấy nặng vớ độ dày cứng và khác nhau.
Giấy bồi được làm từ bột giấy, bột giấy cơ học và giấy cũ cùng với một số thành phần khác. Trong đời sống hàng ngày, nhất là trong kĩ thuật in và trong ngành công nghiệp, loại giấy này thường được sử dụng để làm bao bì bảo vệ các loại hàng hóa đóng gói.
Công Nghệ Bồi Giấy
Bồi giấy là công nghệ phổ biến trên các ngành công nghiệp bao bì giấy. Các nguyên liệu tạo ra giấy bồi giấy cần những sản phẩm như giấy kraft, giấy duplex, keo tinh bột bao bì, keo tinh bột biến tính, và không thể nào thiếu được máy móc hỗ trợ bồi giấy.
Cách Làm Ra Giấy Bồi Như Thế Nào?
Loại giấy dùng để bồi: Bất cứ loại giấy nào cũng đều có thể sử dụng để bồi được. Từ giấy báo, cho đến các loại giấy định lượng 160gms, 180gms thậm chí là giấy 1mm, 2mm.Giấy bồi là một trong những sản phẩm bao bì giấy có khả năng tái chế cao và thân thiện với môi trường.
Để tạo ra giấy bồi các bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:
- Phương pháp bồi giấy: Phương pháp này thực hiện gia công bằng việc dán chồng nhiều lớp giấy mỏng lên nhau cho đến khi có được lớp giấy mới có độ cứng và dày theo yêu cầu. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là mất nhiều thời gian để lớp giấy bồi khô.
- Phương pháp nhào trộn: Để tạo giấy bồi từ phương pháp nhào trộn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm bột giấy cơ học, bột giấy và giấy cũ cùng các phụ gia khác. Sau đó sử dụng các thiết bị hiện đại để nhào trộn các hỗn hợp và cho ra loại giấy có độ dày và độ cứng theo yêu cầu. Phương pháp này được thực hiện trong các nhà máy để phục vụ cho các doanh nghiệp.
Ưu – Nhược Điểm Của Giấy Bồi
Ưu Điểm
- Bề mặt giấy nhẵn, dễ trang trí, sơn màu lên trên.
- Định lượng giấy cao, đa dạng thường từ 500 g/m2 đến 1400 g/m2, tăng độ cứng cho sản phẩm, cho bạn nhiều lựa chọn.
- Được hình thành bởi nhiều lớp giấy dán dính vào nhau nên có độ dày và cứng chắc chắn.
- Có thể tạo giấy bồi bằng phương pháp thủ công, rất đơn giản và dễ thực hiện.
- Có thể tái chế liên tục, dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
Nhược Điểm
Vì làm từ các loại giấy cũ, nên nếu không mua giấy bồi tại các cơ sở uy tín, rất khó đảm bảo về chất lượng và mức độ an toàn. Giấy kém chất lượng rất dễ bị bục, rách, không đựng được sản phẩm.
Tổng Kết
Thuận Phát Hưng với 20 năm trong ngành công nghiệp hóa chất cho giấy và bao bì giấy, chúng tôi am hiểu những khó khăn khi sản xuất giấy và bao bì của quý vị. Tại Thuận Phát Hưng luôn luôn có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn, tư vấn cho quý vị về từng loại giấy phù hợp với nhu cầu cũng như từng loại máy của quý vị.
Hãy Liên Hệ Thuận Phát Hưng Để Nhận Được Tư Vấn Và Báo Giá Chi Tiết
Hotline: 0907 88 7878