Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô: Bứt phá từ những cải tiến khoa học công nghệ
Date :
14/01/2021
Hoàn thành tốt sứ mệnh
Với vai trò là đơn vị hàng đầu và duy nhất của cả nước nghiên cứu về giấy và xenluylô, trong những năm qua, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô luôn quan tâm chú trọng vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đồng thời, tích cực hợp tác, nghiên cứu và đào tạo trong nước về lĩnh vực giấy, công nghệ sản xuất giấy, bột giấy.
Cụ thể, giai đoạn 2014 – 2018, Viện đã phát triển 11 công nghệ mới, trong đó có 1 công nghệ đã đăng ký xin cấp bằng giải pháp hữu ích, 05 công nghệ đã chuyển giao và 05 công nghệ đã thương mại hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các sản phẩm công nghệ nghiên cứu của Viện được đánh giá có tính ứng dụng cao với trình độ công nghệ sánh ngang các tổ chức công nghệ trên thế giới.
Đến nay, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã có nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học nổi bật, trong đó phải kể đến: Nghiên cứu sử dụng nấm mục trắng để sản xuất bột giấy sinh học từ rơm rạ và bã mía, Nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy làm lớp dán mặt ngoài trên lớp vải nhựa PP/PE của bao bì xi măng; Ứng dụng chế phẩm sinh học thương phẩm để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh nguyên liệu giấy trên quy mô công nghiệp, Nghiên cứu công nghệ tạo bùn hạt hiếu khí nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy liên hợp bột và giấy; Hoàn thiện nhiều công nghệ, thiết bị phục vụ nhu cầu bức thiết (thiết bị sản xuất giấy in độ trắng thấp, công nghệ sản xuất giấy nến dùng cho bao gói công nghiệp; thiết bị sản xuất giấy in giản đồ; thiết bị sản xuất giấy chống thấm dầu mỡ dùng cho bao gói thực phẩm; thiết bị gia keo bề mặt nhằm nâng cao chất lượng giấy lớp mặt của các tông sóng, …)…
Lấy khoa học và công nghệ làm mục tiêu then chốt
Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, năm 2016 – 2018 Viện đã chuyển giao và thương mại hóa 5 công nghệ ,đạt doanh thu 29.445 triệu đồng; cung cấp 18 hợp đồng dịch vụ với tổng doanh thu là 7.555 triệu đồng cho các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Trong khuôn khổ triển khai các nhiệm vụ KH&CN, Viện đã phối hợp với các đơn vị đào tạo để đào tạo trình độ sau đại học, gồm 02 thạc sĩ, 01 tiến sĩ. Ngoài ra, ở trình độ kỹ sư, đã đạo tạo 69 cán bộ. Với kinh nghiệm và năng lực sẵn có, khả năng sáng tạo và sự tận tâm của đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao, các kỹ thuật viên có trình độ tay nghề vững vàng qua các thời kì, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và mở rộng các lĩnh vực ngành nghề để ngày càng phát triển, trở thành đối tác tin cậy của các đơn vị và doanh nghiệp.
Từ một đơn vị nhỏ bé, cơ sở vật chất nhiều hạn chế, đến nay Viện đã trở thành Viện nghiên cứu hàng đầu và duy nhất của cả nước trong lĩnh vực giấy và xenluylô, nhận được nhiều danh hiệu: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bằng khen của Đảng ủy khối công nghiệp Hà Nội và nhiều phần thưởng cao quý do nhà nước, Bộ Công Thương trao tặng…
Viện cũng có nhiều hoạt động hợp tác, nghiên cứu và đào tạo trong nước về lĩnh vực giấy, công nghệ sản xuất giấy, bột giấy.
Có được kết quả hoạt động và định hướng chiến lược nói trên, có thể nói Viện công nghiệp giấy và Xenluylô đã và đang bám sát mục tiêu “Đẩy mạnh và phát huy hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ, lấy khoa học công nghệ làm mục tiêu then chốt, lấy ứng dụng, triển khai chuyển giao khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng phát triển”.
Kết quả hoạt động thời gian qua đã chứng minh năng lực của Viện trong hoạt động đổi mới theo hướng tự chủ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của các đơn vị sử dụng; hoàn thành tốt sứ mệnh là đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực Công nghiệp Giấy Việt Nam.
Bước vào thế kỷ mới, giấy thu hồi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu của nền công nghiệp giấy ở những nước phát triển và nước công nghiệp hóa. Đây là nguồn nguyên liệu sợi thứ hai của công nghiệp giấy, không đi từ rừng mà được thu gom từ các nguồn giấy đã qua sử dụng nó có một ý nghĩa thực tiễn rất cao đặc biệt đối với các nước đông dân và có nhu cầu sử dụng giấy cao.
Trong một quy trình sản xuất nào đều sẽ sinh ra các chất thải và phải xử lý chúng trước khi thải ra môi trường. Quá trình sản xuất giấy cũng vậy, dịch được thải ra là dịch đen sau quá trình nấu mảnh nguyên liệu (dăm gỗ) và rửa bột.
Bất kỳ một nhà máy công nghiệp nào cũng muốn mở rộng quy mô sản xuất và phải thu được chất lượng bột giấy tốt với giá thành thấp nhất, nhưng vẫn không lơ bảo vệ môi trường. Do đó, dịch đen được thu hồi và tiếp tục ứng dụng khép kín trong quá trình sản xuất giấy.
Để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta cũng như Trái Đất màu xanh, ngày nay các sản phẩm thân thiện với môi trường, các công nghệ cải tiến môi trường. Để nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy của chúng ta được hoàn thiện nhất, các phụ gia của ngành giấy như bền ướt và bền khô đã nâng tầm chất lượng của các sản phẩm từ giấy.
Thuận Phát Hưng chia sẻ một số vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất giấy và các biện pháp khắc phục nhằm giúp cho quý công ty tự xử lý trong quá trình sản xuất giấy của mình
Ngày nay cuộc sống của chúng ta đã thay đổi rất nhiều so với trước kia, chúng ta ngày càng sử dụng các nhu yếu phẩm cũng như thực phẩm nhiều hơn. Bên cạnh đó chúng ta cũng vô tình thải ra môi trường lượng rác thải nhựa không hề nhỏ, để giải quyết vấn đề môi trường nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng bao bì. Giải pháp tối ưu nhất hiện nay là sử dụng bao bì từ giấy.
Trong ngành công nghiệp giấy nói riêng hay ngành hóa chất giấy nói chung, để sản xuất ra một tờ giấy cần rất nhiều công đoạn và nguyên vật liệu. Bột Sulfat là một trong số các hóa chất để sản xuất ra giấy. Bột Sulfat là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các loại carton, bao bì chịu lực cao, các loại giấy in chất lượng cao với độ hồi màu rất thấp.