Phân Biệt Giấy Tráng Phủ Và Giấy Không Tráng Phủ

Trên thị trường có hàng ngàn loại giấy khác nhau, từ kết cấu bề mặt cho đến màu sắc, định lượng và rất nhiều đặc tính khác… Tuy nhiên, để phân loại và hiểu được ứng dụng của từng dòng giấy, ta chỉ cần nắm vững 2 loại giấy “cốt lõi”. Đó chính là: GIẤY KHÔNG TRÁNG PHỦGIẤY TRÁNG PHỦ.

Tuy là kiến thức không mới, hay thậm chí là rất sơ đẳng trong ngành giấy và in ấn. Nhưng chỉ cần nắm vững những khái niệm này, chúng ta gần như có thể làm chủ được thành phần sản phẩm và nhu cầu sử dụng cho loại giấy này.

Làm sao để hiểu và phân biệt 2 loại giấy này? Hãy cùng Thuận Phát Hưng tìm hiểu: GIẤY KHÔNG TRÁNG PHỦ và GIẤY TRÁNG PHỦ.

📌 GIẤY KHÔNG TRÁNG PHỦ (UNCOATED PAPER):

Ngày xưa, việc phát minh ra giấy chỉ nhằm phục vụ nhu cầu lưu trữ và truyền tải thông tin. Giấy chủ yếu được dùng để viết hoặc in ấn các văn kiện. Do vậy, giấy lúc đó được tạo nên bởi các xơ sợi cellulose có nguồn gốc từ thực vật tự dính lấy nhau bởi lực liên kết hidro mà không có thêm bất kỳ chất kết dính hay phụ gia nào hỗ trợ… Người ta gọi đó là giấy không tráng phủ.

Giấy không tráng phủ có bề mặt nhám, không láng bóng. Thậm chí khi nhìn dưới kính hiển vi còn thấy rõ được độ sần sùi của bề mặt. Thông thường khi in ấn trên loại giấy này, độ sắc nét của hình ảnh chỉ đạt mức trung bình. Tuy nhiên, tùy vào độ trắng và độ cán láng khác nhau mà giấy không tráng phủ cũng cho chất lượng màu sắc hình ảnh cũng khác nhau.

giay-trang-phu

Hãy lưu ý, giấy tráng phủ có khả năng bám mực tốt, có thể được viết lên trên mặt giấy bằng những loại viết thông thường. Giấy không tráng phủ cũng thường được cắt thành các khổ phù hợp để tăng độ bền của giấy. Thường được sử dụng để làm tờ rơi quảng cáo, giấy tiêu đề, hay văn phòng phẩm…

Để tiện hình dung, bạn có thể thử trải nghiệm với GIẤY FORD. Giấy Ford chính là đại diện đặc trưng cho dòng này được sử dụng rất phổ biến trên thị trường.

📌 GIẤY TRÁNG PHỦ (COATED PAPER):

Cho đến thế kỷ thứ 17, khi ngành quảng cáo bắt đầu hình thành và phát triển, người ta quan tâm hơn đến việc làm sao để in ấn hình ảnh cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng. Từ đó giấy tráng phủ ra đời. Đây là loại giấy được tráng phủ một lớp phụ gia (thường là cao lanh trộn với nhựa thông). Lớp tráng phủ này sẽ lấp đầy những lỗ trống trên bề mặt giấy. Nó làm cho giấy trở nên láng mịn hơn, cải thiện độ mờ đục và khả năng hấp thụ màu sắc. Điều này giúp cho việc tái tạo màu sắc được trung thực nên hình in rất đẹp. Giấy tráng phủ có thể được tráng 1 mặt và 2 mặt. Và loại giấy tráng phủ đặc trưng cũng rất quen thuộc trên thị trường: GIẤY COUCHE.

giay-trang-phu

📌 VÌ SAO CẦN NẮM VỮNG 2 KHÁI NIỆM

GIẤY TRÁNG PHỦ & GIẤY KHÔNG TRÁNG PHỦ?

Điều gì tạo nên sự khác biệt về kết quả in ấn giữa các loại giấy? Câu trả lời chính là “bề mặt giấy”. Đúng vậy! Bề mặt giấy chính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sai lệch về màu sắc khi cùng một thông số màu, nhưng in trên nhiều loại giấy khác nhau. Ánh sáng khi phản xạ lại trên các bề mặt có độ bằng phẳng khác nhau thì sẽ khác nhau. Ví dụ, bề mặt lồi lõm sần sùi (khi soi kính hiển vi) của giấy không tráng phủ sẽ ít phản xạ ánh sáng hơn bề mặt trơn nhẵn của giấy có tráng phủ. Đó là lý do tại sao giấy càng láng bóng thì màu sắc hiển thị lên đó càng rực rỡ. Ngược lại, giấy càng thô, nhám thì màu sắc sẽ càng nhạt nhòa, sai lệch và dễ bị xuống màu.

Nắm vững những nguyên tắc này, bạn có thể dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt khi lựa chọn loại giấy phù hợp cho ấn phẩm của mình. Công ty Thuận Phát Hưng với 20 năm trong ngành công nghiệp giấy và bao bì, bạn đang cần loại giấy nào và yêu cầu các chỉ tiêu đối với giấy như thế nào, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm tư vấn và báo giá chi tiết.

Hotline: 0907 88 7878