NGUỒN CUNG TĂNG, CHI PHÍ VẬN CHUYỂN GIẢM, GIÁ OCC “HẠ NHIỆT” TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÀI LOAN

Với việc thu gom được cải thiện ở Mỹ và châu Âu, nguồn cung hiện có tăng, chi phí vận chuyển đường biển giảm nên giấy OCC nhập khẩu từ Mỹ và Châu Âu về tại Đông Nam Á và Đài Loan đang được hưởng lợi về giá.

nganh-giay

Tại khu vực Đông Nam Á, các nhà sản xuất giấy bao bì cho biết tình hình tiêu thụ giấy thành phẩm đang khá ảm đạm, tình trạng xuất khẩu giấy bao gói sang Trung Quốc vẫn chưa khởi sắc trở lại. Chính điều này có tác động đến mức độ tiêu thụ OCC và là một trong các nguyên nhân làm giảm mức giá tại khu vực này.

Chi phí vận chuyển RCP bằng đường biển từ Mỹ về Đài Loan và Hàn Quốc đối với container 40ft  giảm 300 USD/tấn xuống còn 750 USD/tấn, so với tháng 10/2021.

Trong khi, chi phí vận chuyển về Đông Nam Á vẫn giữ nguyên, do hàng hóa phải trung chuyển ở Đài Loan hoặc Trung Quốc nên gây ra tình trạng chi phí gia tăng, đặc biệt là tại Singapore và Malaysia.

Chi phí vận chuyển một container 40 ft giao đến Jakarta vào khoảng 1.750 USD/tấn, cao hơn 1.000 USD/tấn, hay giá RCP cao hơn 40 USD/tấn so với Đài Loan, Hàn Quốc

Tận dụng ưu thế này, người mua ở Đài Loan và Hàn Quốc đã cố gắng giảm giá OCC Mỹ. Tuần đầu tháng 11/2021, tại Hàn Quốc và Đài Loan giá OCC 11 Mỹ đã đạt mức 265-280 USD/tấn, giá OCC 12 ở mức 270-295 USD/tấn.

DS OCC 12 là loại giấy nâu chủ yếu được bán tại Hàn Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á.

Tại Indonesia, giá giấy loại cao cấp đã đạt mức 335-350 USD/tấn, bao gồm cả chi phí kiểm tra trước khi giao hàng tại nước xuất xứ.

Ở các nước Đông Nam Á khác và Ấn Độ, giá đã đạt 305-320 USD/tấn.

Tại Ấn Độ, hoạt động mua OCC Mỹ khá trầm lắng vì các nhà máy ở đó đang gặp khó khăn về đầu ra xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tại Đông Nam Á và Ấn Độ, giá OCC 11 của Mỹ ở mức 290-310 USD/tấn.

Nhìn chung, giá OCC 11 Mỹ đã giảm 10-20 USD/tấn tại Đông Nam Á và Đài Loan trong hai tuần qua, xuống còn 265-310 USD/tấn.

Tương tự, OCC của Châu Âu (95/5) cũng giảm 15 USD/tấn, ở mức 260-275 USD/tấn.

Giá OCC Mỹ và Châu Âu giảm đã gây áp lực lên các nhà cung cấp Nhật Bản.

Trung Quốc đang thực hiện chính sách tiết giảm năng lượng, giá khí đốt và dầu mỏ đang có biến động tăng trên thị trường toàn cầu, các yếu tố này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí vận chuyển đường biển và sẽ tác động trực tiếp đến giá nhập khẩu RCP từ Mỹ và châu Âu trong tương lai gần./.

Theo Fastmarkets RISI