Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 Khiến Người Dân Sống Xanh Hơn
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, ngành tài nguyên và môi trường đã phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề hết sức bị động.
Hàng loạt sự cố môi trường xảy ra ở các dự án, nhiều địa bàn khác nhau, nhất là sự cố ô nhiễm môi trường Formosa xảy ra hồi đầu nhiệm kỳ. Lĩnh vực đất đai luôn nóng, người dân khiếu kiện, khiếu nại đông; địa chất, khoáng sản chưa được quản lý chặt chẽ, khai thác trái phép, thiếu hiệu quả, gây ra các vấn đề môi trường; và biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bộ TN&MT luôn xác định mọi phát triển phải tính toán đến vấn đề môi trường, cân bằng sinh thái tự nhiên. Giải quyết mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, kinh tế với xã hội và môi trường. Môi trường vừa là mục tiêu vừa là điều kiện phát triển bền vững.
“Ở các lĩnh vực khác như đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, chúng tôi đã tập trung, cùng các địa phương sửa các văn bản tháo gỡ vướng mắc, góp phần đưa các nguồn lực phục vụ cho phát triển. Đảm bảo nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được sử dụng một cách tổng hợp, hiệu quả. Cuối nhiệm kỳ chúng ta đã cơ bản thay đổi về tư duy, quan điểm, phương pháp quản lý TN&MT. Xác định môi trường là lĩnh vực quan trọng, lấy môi trường là một trong ba trụ cột. Xác định mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành, quan trắc, giám sát, điều tra cơ bản, cải cách thủ tục hành chính… Tiến bộ vững chắc của ngành là đã chuyển từ bị động, ứng phó sang chủ động nghiên cứu, đưa ra chính sách phù hợp hơn với cơ chế thị trường để TN&MT trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước”, ông Hà nhấn mạnh.
Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mới được Quốc hội thông qua với sự nhất trí cao của những đại biểu của nhân dân, trong luật đã khẳng định được vai trò người dân Việt Nam luôn luôn có quyền được hưởng chất lượng môi trường ngang bằng với những nước phát triển nhất trên thế giới. Con người đều có những quyền như vậy, mục tiêu cuối cùng của luật đảm bảo chất lượng môi trường và đảm bảo hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học,…để cho người dân sống trong môi trường trong lành, phát triển bền vững. Luật này giúp cho Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, tránh được việc các công nghệ lạc hậu chảy vào trong nước. Tính mạnh mẽ, đồng bộ, phân nhiệm rất rõ trong luật tạo thuận lợi trong quản lý, bảo vệ môi trường,…
Theo ông Hà, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 là một đạo luật lớn, khó, nhiều cải cách đột phá và gần như thay thế toàn diện và cơ bản so với Luật Bảo vệ môi trường 2014. Luật lần này đã xác định song song với nhiệm vụ cải thiện, khắc phục ô nhiễm môi trường thì phòng ngừa, kiểm soát là nhiệm vụ ưu tiên; không cho các dự án đầu tư mới làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm Môi trường.
Hiện nay tỉ lệ chôn lấp rác thải rắn sinh hoạt còn cao dẫn đến nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tỉ lệ chôn lấp rác thải sinh hoạt cao là do chúng ta không thực hiện phân loại rác tại nguồn. Luật đã quy định rác thải rắn sinh hoạt được phân làm ba loại, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý tương ứng đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại.
Phân loại rác thải giúp tạo nguồn cung quan trọng cho ngành công nghiệp tái chế và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Kinh nghiệm của các nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cho thấy việc tính giá này có thể dựa trên bán bao bì đựng rác. Nghĩa là chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý đã được tính trong giá bán bao bì đựng rác do chính quyền địa phương quyết định.
Riêng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn sau khi phân loại được khuyến khích tận dụng tối đa làm thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ để phù hợp với điều kiện nông thôn nước ta.
Trong ứng phó với biến đổi khí hậu, mặc dù có cố gắng nhưng rõ ràng biến đổi khí hậu cực đoan, khó đoán định đang đặt ra gánh nặng lên ngành tài nguyên môi trường. Đòi hỏi nâng cao hơn nữa chất lượng dự báo, cảnh báo.
“Việt Nam đang ở một quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như vậy thì một mặt phải giảm thiểu các nguyên nhân gây ra biến đổi nhưng mặt khác phải làm tốt công tác giám sát biến đổi khí hậu. Tài nguyên môi trường là lĩnh vực hoạt động liên quan sát sườn đến người dân, đặc biệt chúng ta đang chủ yếu dựa vào nó để phát triển kinh tế. Do đó, cần phải giải quyết mối quan hệ cân bằng giữa đưa nguồn lực này vào phát triển và vấn đề bảo tồn, hài hòa giữa các nhu cầu”, Bộ trưởng Hà nhấn mạnh.
Nhu cầu này không chỉ giải quyết cho từng lĩnh vực mà phải giải quyết cho nhiều thế hệ. Vì thế hệ sau cũng cần có không gian, cần có đất đai, cần có nguồn lực để phát triển. Nếu môi trường ô nhiễm thì thế hệ tương lai cũng không thể phát triển được. Điều này là bài toán rất khó, cần phải giải quyết bài bản từ chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, từ nhận thức, thay đổi trong tư duy. Phòng ngừa là chính, chứ việc xảy ra rồi đi sửa chữa thì giá phải trả rất đắt.
Theo Tác giả: Văn Ngân
Thuận Phát Hưng là nhà cung cấp các sản phẩm về bao bì giấy, các hóa chất cho ngành giấy. Chúng tôi thấu hiểu được vấn đề môi trường, chúng tôi đáp ứng được nhu cầu đóng gói, tiêu dùng hàng hóa của bạn nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu bảo vệ môi trường của bạn.
Liên Hệ Để Nhận Tư Vấn Và Báo Giá Chi Tiết
Hotline: 0907 88 7878