Chống Thấm Bề Mặt Là Việc Cần Thiết Cho Giấy

Sản xuất giấy và bao bì cần rất nhiều công đoạn khác nhau và các nguyên vật liệu khác nhau để tạo hình lên thành phẩm giấy chất lượng. Ngày nay, các nhà máy sản xuất giấy thường sẽ sử dụng thêm các hóa chất phụ gia nhằm tăng cường khả năng vật lý, sinh hóa cho giấy. Để giấy không bị thấm nước thì chất chống thấm bề mặt là một trong những lựa chọn đầu tiên.

Chống Thấm Cho Giấy Là Gì?

Chống thấm hay gia keo được sử dụng trong sản xuất giấy để giảm tính hấp thụ chất lỏng khi giấy khô, với mục đích để mực và sơn lưu lại và khô trên bề mặt giấy, tránh bị hấp thụ vào trong giấy. 

Điều này cho ta một bề mặt chắc chắn, tỉ mỉ và tinh tế hơn để in ấn, sơn và viết. Kết quả có được là nhờ việc hạn chế tính hấp thụ chất lỏng của sợi giấy do hiện tượng mao dẫn. Ngoài ra, gia keo còn ảnh hưởng đến tính nhám, sự cong vênh, tính trau chuốt, khả năng in ấn, tính láng mịn, sức liên kết bề mặt và giảm độ rỗng, xù xì. 

chong-tham-giay

Có ba loại giấy thường được gia keo: không ngâm hồ (water-leaf), có tính dính yếu (slack sized), gia keo đậm (strong sized). Loại giấy không ngâm hồ có tính chống thấm nước thấp và bao gồm các loại giấy thấm. Loại giấy có tính dính yếu thì có tính hấp thụ vừa phải và thường dùng làm giấy in báo. Loại giấy gia keo đậm có tính chống thấm nước cao, thường được dùng làm giấy phủ tốt và hộp đựng chất lỏng.

Chống Thấm Bề Mặt Là Gì?

Có hai cách chống thấm là chống thấm nội bộ và chống thấm bề mặt, hay còn gọi là gia keo máy và gia keo bề mặt. Gia keo nội bộ được áp dụng với hầu hết các loại giấy, đặc biệt là những loại mà máy móc làm ra. Còn gia keo bề mặt áp dụng cho các loại giấy cao cấp như giấy tiền, giấy làm sổ cái, giấy viết.

Chống thấm (gia keo) bề mặt: keo (tinh bột sắn dây và một ít chất độn) được thêm vào bề mặt trong giai đoạn cuối của sản xuất giấy nhằm lấp đầy những phần lồi lõm trên bề mặt tờ giấy. Chống thấm bề mặt có nghĩa là chỉ chống thấm lớp mặt và lớp đế, thường thì giấy sẽ có nhiều lớp khác nhau được ghép lại với nhau.

  • Các chất gia keo bề mặt có các phân tử vừa ưa nước vừa kị nước (amphiphilic). Các chất gia keo dính vào sợi nền và tạo thành một lớp mỏng, với phần ưa nước hướng vào bề mặt sợi, phần kỵ nước hướng ra ngoài. 
  • Kết quả là ta có một bề mặt láng mịn kỵ nước. Gia keo tăng cường sức liên kết bề mặt, khả năng in ấn và tính chống thấm nước của giấy hay bất kỳ vật liệu nào được gia keo. Trong dung dịch gia keo, chất làm sáng quan học cũng có thể được thêm vào để tăng tính chắn sáng và độ trắng của giấy hay vật liệu bề mặt.

Các Chất Chống Thấm Bề Mặt Của Thuận Phát Hưng

DAVI SP-40

Là chất gia keo bề mặt được biến tính (modified) với hoạt tính cao, dạng nhũ tương thế hệ mới. 

1000kg

Davi SP - 50 

Là chất chống thấm bề mặt thế hệ mới, được tổng hợp từ đồng polymer giữa styrene và một số esters.

 

Liên Hệ Thuận Phát Hưng Để Nhận Tư Vấn Và Báo Giá Chi Tiết

Hotline: 0907 88 7878