Bột Sulfat Giúp Ích Gì Trong Quy Trình Sản Xuất Giấy?

Trong ngành công nghiệp giấy nói riêng hay ngành hóa chất giấy nói chung, để sản xuất ra một tờ giấy cần rất nhiều công đoạn và nguyên vật liệu. Bột Sulfat là một trong số các hóa chất để sản xuất ra giấy. Bột Sulfat là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các loại carton, bao bì chịu lực cao, các loại giấy in chất lượng cao với độ hồi màu rất thấp.

Định Nghĩa Bột Sulfat

Bột Sulfat là loại bột được sản xuất bằng cách nấu gỗ hay một số loại thực vật với dung dịch kiềm gồm NaOH và Na2S ở nhiệt độ cao. Thực vật sử dụng để nấu bột giấy có thể là gỗ mền (chứa 27-33% lignin), gỗ cứng (chứa 16-24% lignin), hay rơm rạ, bã mía, tre nứa (chứa 11-20% lignin).

Mục đích chính của quá trình nấu bột là lấy đi một lượng đủ lớn lignin để cấu trúc sợi có thể tách ra và tạo huyền phù bột giấy trong nước. Sau quá trình nấu sẽ thu được dung dịch có màu rất sẫm gọi là dịch đen.

Bột Sulfat

Lịch Sử Của Bột Sulfat

Người Trung Hoa đã phát hiện ra quá trình nấu giấy từ cỏ hoặc cây dâu tằm.

Năm 750 sau công nguyên, người Ả Rập ở Samarkand (vùng Trung Á) đã nấu giấy từ các giẻ rách. Đầu tiên ngâm trong nước, kế đó nấu với nước tro (lấy được từ tro gỗ). Người Ai Cập thì bắt đầu nấu bột giấy từ các tấm mềm ướp xác.

Năm 1800, rơm rạ được nấu với dung dịch kiềm sôi ở nồng độ loãng, nhưng các sản phẩm có chất lượng thấp và rất bẩn. Người ta còn biết rằng gỗ khó nấu hơn rơm rạ và cần những phương pháp xử lý khắc nghiệt hơn như nấu vỏ bào với NaOH ở nồng độ cao cùng với nhiệt độ cao.

Phương pháp này khiến lignin trong gỗ sẽ được hòa tan bằng dung dịch NaOH. Quá trình này được xem là bước mở màn cho quá trình Sulfat.

Đức là người đã phát triển quá trình Sulfat. Tới năm 1985, quá trình Sulfat được áp dụng thực tế ở Thụy Điển. Năm 1986 phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các quá trình sản xuất.

Bột Sulfat phát triển mạnh mẻ ở hai thời kỳ:

Thời Kỳ 1: năm 1934-1942, ở Bắc Mỹ gia tăng nhu cầu sử dụng bao bì nên bột Sulfat được ưu tiên tiêu dùng hàng đầu trong thời điểm này. Vì đây là nguồn nguyên vật liệu có giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường. Năm 1928-1934, nhờ vào cải tiến của bột Sulfat mà lần nữa giá thành của bột giảm sâu, họ đã cải tạo các lò thu hồi hóa chất, áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cho các hóa chất, áp dụng những thiết bị thích hợp trong quá trình sản xuất liên tục. Và phương pháp Sulfat được sử dụng cho mọi loại gỗ, đặc biệt với gỗ thông, loại gỗ cứng qua phương pháp Sulfat giúp cải thiện tính năng của bột đáng kể.

Thời Kỳ 2: Dù trong thế chiến thứ hai, mặc cho sự xáo trộn của ngành công nghiệp thì thị trường giấy vẫn phát triển mạnh mẽ. Trong thời kỳ này sự phát triển kỹ thuật tẩy trắng nhờ sử dụng ClO2 và từ đó học đã có thể sản xuất bột Sulfat có tính bền cơ lý và độ trắng cao.

Quy Trình Nấu Bột Sulfat

Để sản xuất ra bột Sulfat cần trải qua một quy trình khái quát như sau:

  • Người ta cho hỗn hợp các dăm gỗ và dung dịch nấu (Na2S +NaOH) cho vào thiết bị nấu cao áp. Ở nhiệt độ nấu được chọn là 165-170oC.
  • Thời gian tổng cộng cho một chu trình nấu khoảng từ 2.5-4 giờ (công nghệ Bắc Mỹ) hoặc 4-6 giờ (công nghệ Bắc Âu). Thời gian nấu bột làm bao bì, carton chỉ khoảng 2 giờ.
  • Trong quá trình sản xuất bột Sulfat đều có thể sử dụng thiết bị gián đoạn và liên tục.
  • Sau khi nấu dăm gỗ chín mền sẽ gọi là bột giấy.

 

Bột Sulfat

 

Sử Dụng Bột Sulfat

Bột Sunfat có thể được sử dụng ở dạng chưa tẩy trắng, tẩy trắng một phần hay tẩy trắng hoàn toàn. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bột Sulfat sẽ dùng nguyên liệu gỗ mềm hay gỗ cứng khác nhau.

Bột Sulfat loại không tẩy là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các loại carton, bao bì chịu lực cao. Bột tẩy trắng là thành phần gia tăng cương lực trong các loại giấy in chất lượng cao với độ hồi màu rất thấp.

 

Bột Sulfat

 

Tổng Kết

Quá trình sản xuất ra giấy rất nhiều công đoạn cũng như cần nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Bột Sulfat trong quá trình cải tiến đã phát triển tới mức tối ưu hóa nhất của nó, giải quyết được các vấn đề cơ học - hóa học của giấy. Cũng như giúp giấy ngày càng bền vẫn hơn.

 

THUẬN PHÁT HƯNG CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP BAO BÌ

Liên hệ để nhận báo giá chi tiết: 0907 88 78 78