Tổng Hợp Các Loại Giấy Và Tinh Bột Biến Tính

Giấy là một trong những dòng sản phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Giấy cũng có rất nhiều loại, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và sâu hơn về từng loại giấy.

Định Lượng Giấy Là Gì?

Trước tiên nói về định lượng giấy có đơn vị là g/m2. Có nghĩa là cân nặng của một tờ giấy với một diện tích là 1m2. Ví dụ nói giấy Duplex 500, có nghĩa là 1 tờ giấy 1m2 đó nặng 500g. Và dĩ nhiên, giấy D500 (Duplex 500) dày hơn giấy D300.

Các Loại Giấy

Giấy tráng phủ (coated papers): là những loại giấy có bề mặt láng bóng và có độ phản xạ ánh sáng cao (nhờ lớp tráng phủ làm tăng độ chắn sáng) giúp cho việc tái tạo tạo màu sắc được trung thực nên hình in rất đẹp. Lớp tráng phủ được sử dụng nhiều nhất là cao lanh, bột đá và cũng có loại giấy được tráng phủ bằng lớp kim loại (giấy metalines). Có loại tráng phủ 1 mặt và 2 mặt. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là:

Giấy Couche : có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure ...Định lượng vào khoảng 80 - 210g/m2. Còn C matt cũng tương tự nhưng nghe nói chất lượng dỡ hơn chút.

Couché Matte: giống như Couché nhưng nhìn có tính art/ mềm dịu hơn. Lưu ý: giấy Couché Matt có thể viết được.

cung-cap-hoa-chat-giay

Giấy Duplex: có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. (1 mặt hoặc 2 mặt: tráng 1 mặt hay 2 mặt): không “ăn mực” (màu sắc thể hiện không đẹp, rõ nét), cứng. Duplex thích hợp cho việc làm bao bì.

Giấy không tráng phủ (uncoated papers): là những loại giấy có bế mặt nhám, không láng bóng. Tuy nhiên tùy vào độ trắng khác nhau mà giấy không tráng phủ cũng cho chất lượng màu sắc hình ảnh cũng khác nhau. Thông thường khi in trên lạoi giấy này thì độ sắc nét của hình ảnh chỉ đạt mức trung bình khá. Một đặc điểm khác biệt cơ bản của loại giấy này so với giấy tráng phủ là có thể viết lên trên mặt giấy bằng những loại viết thông thường. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là:

Giấy Kraft: là giấy làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm xử lý bởi các quá trình kraft. Giấy Kraft có tính chất đanh và dẻo dai và tương đối thô. Các grammage là bình thường 50-135 g/cm2. Giấy Kraft thường là màu nâu nhưng có thể được tẩy trắng để sản xuất giấy trắng. Giấy kraft thường được làm túi hàng tạp phẩm , bao tải multiwall, phong bì thư và đóng gói khác

Decal: Một mặt để in, mặt kia phủ keo. Không “ăn mực”. Nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực.

Giấy carbonless: đây là loại giấy dùng để in hóa đơn, phiếu nhều liên. Trên bề mặt giấy có phủ một lớp thuốc, dưới áp lực lớp thuốc này sẽ vỡ ra và tạo thành phần tử in trên giấy.

Hóa Chất Phụ Gia Hỗ Trợ Giấy

Nguyên liệu để sản xuất ra giấy là dăm gỗ hoặc giấy  tái chế, nhưng để giấy được nâng cao thêm chất lượng cơ lý cũng như hóa sinh của giấy thì khi sản xuất giấy phải dùng thêm các hóa chất phụ gia.

Dùng tinh bột biến tính để làm giấy được tăng độ cứng, độ kháng ép, kháng rã, kháng nước, chống thấm,..... Tinh bột hay tinh bột biến tính là một trong những nguyên liệu không thể thiếu được trong sản xuất giấy, là nguyên liệu quan trong thứ ba khi sản xuất giấy.

Tinh Bột Biến Tính Của Thuận Phát Hưng

VN-6205® là một loại tinh bột biến tính kép đặc biệt dùng cho ứng dụng gia keo trên bề mặt giấy. Nó có nhiều tính năng mới và khác biệt so với loại tinh bột oxy hoá thông thường.

tinh-bot-bien-tinh

Tinh bột khoai mì (tinh bột sắn, bột năng) là sản phẩm dạng tinh bột trắng mịn được chiết xuất 100% từ củ khoai mì (sắn) tươi.

Ứng dụng trong sản xuất thực phẩm hàng ngày: Tinh bột khoai mì được dùng để chế biến bột báng, bột khoai, mì, miến, bún, nui, hủ tiếu, các loại bánh truyền thống.