Tinh Bột Biến Tính Sử Dụng Để Gia Keo Bề Mặt Giấy - Bao Bì

Tinh Bột Biến Tính Là Gì?

Tinh bột biến tính được cấu tạo từ hai thành phần hóa học chủ yếu: hợp chất đường glucose mạch thẳng (amylose) và đường glucose mạch nhánh (amylopectin), các loại tinh bột khác còn chứa số lượng acid béo ít, protein và muối vô cơ. Tinh bột biến tính được điều chế bằng cách xử lý tinh bột bản địa về mặt vật lý, enzym hoặc hóa học để thay đổi tính chất của nó.

tinh-bot-bien-tinh

Để phát huy tác dụng nhiều mặt của tinh bột người ta đã dùng nhiều biện pháp để cải thiện, tính chất vật lý, hóa học của tinh bột để chế biến thành một loại sản phẩm hóa học có nhiều tính năng độc đáo và công dụng rộng rãi. Tinh bột này có tên gọi là tinh bột biến tính.

Các Trục Ép Gia Keo Tinh Bột Biến Tính Là Gì?

  1. Kỹ Thuật Sử Dụng Trục Ép Để Gia Keo Bề Mặt Bằng Tinh Bột Biến Tính

Phương pháp sử dụng trục ép để gia keo bề mặt còn được gọi là phương pháp “ép keo”, băng giấy trước khi chui vào khe ép đi qua dung dịch keo bằng cách phun keo tinh bột lên cả hai mặt giấy. Sau đó, mới đi qua cặp ép nhờ đó keo tinh bột biến tính thấm sau vào trong lớp giấy, còn dịch keo dư ra được gạt lại máy thu hồi.

Có ba hình thức bố trí cặp ép khác nhau: Trục ép đứng, trục ép nằm và trục ép nghiêng.

0-1-2048x1463

Gia Keo Tinh Bột Biến Tính Bằng Trục Ép Đứng

Bố trí hai trục ép trên dưới, tâm thẳng hàng nhau, trục ép lõi bằng thép, trục trên bọc cao su cứng, trục dưới bọc cao su mềm. Băng giấy trước khi vào trục ép đi qua một trục căng giấy, băng giấy đi vào trục ép với một góc nghiêng 25 độ so với mặt phẳng, keo tinh bột được phun vào hai mặt, dịch keo còn thừa theo trục ép dưới quay trở lại gia keo vào mặt dưới của băng giấy.

Nhược điểm sử dụng trục ép đứng để gia keo là băng giấy trước khi vào ép bị một lượng keo phun xuống đọng lại đè lên, làm cho việc khống chế độ cáng bị ảnh hưởng, tiếp nhận lượng keo ở hai mặt giấy cũng không được đều.

Gia Keo Tinh Bột Biến Tính Bằng Trục Ép Nằm

Bố trí hai trục ép nằm song song, băng giấy từ trên thẳng góc chui vào khe ép. Trục ép có trục cứng, trục mềm, thông thường trục cứng tiếp giáp với mặt trên của giấy. So với trục ép nằm gia keo không phát sinh băng giấy bị dao động, lực căng băng giấy ổn định và không lớn nên hầu như trục ép nhẹ nhàng không bị đứt giấy.

Dịch keo tinh bột biến tính phun vào khe ép và đọng lại ở giữa hai trục ép với một lượng keo nhất định. Để khống chế lượng keo giữa hai trục ép thích hợp cần điều chỉnh tấm ngăn lắp ở đầu hai trục ép đồng thời cũng làm hai mặt giấy tiếp nhận keo đồng đều.

Nhược điểm của trục ép nằm khi gia nhựa là băng giấy sau khi được gia keo phải chuyển hướng 90 độ để dẫn giấy vào giai đoạn sấy vì thế băng giấy dễ bị nhăn nhúm. Khắc phục điểm này sau khi qua cặp ép giấy phải đi qua một suốt giấy hình cong.

Gia Keo Tinh Bột Biến Tính Bằng Trục Nghiêng

Trục ép nghiêng gia nhựa được phát triển trên cơ sở của trục ép đứng và trục ép nằm, hai trục ép được lắp ráp nghiêng 30 độ so với mặt phẳng, trục cứng tiếp giáp với mặt trên của giấy nên ở vị trí cao hơn nên băng giấy đi qua cặp ép chỉ chuyển hướng một góc nhỏ.

So với trục ép nằm, trục ép nghiêng gia keo dễ dàng hơn, khi xảy ra sự cố đột xuất dễ tháo lắp, xử lý rút ngắn thời gian.

Tổng Kết

Thuận Phát Hưng với 20 năm trong ngành công nghiệp giấy, chúng tôi cung cấp cho các nhà xưởng các loại hóa chất để sản xuất ra giấy, bao bì đóng gói,... Mặt khác chúng tôi còn cung cấp cả các giải pháp bao bì cho thị trường. 

Tinh bột biến tính là một trong những sản phẩm hàng đầu của Thuận Phát Hưng, các sản phẩm tinh bột biến tính của chúng tôi cam kết phục vụ đầy đủ các nhu cầu của nhà xưởng của bạn. Tinh bột biến tính của Thuận Phát Hưng mang đến chất lượng vượt trội cho giấy của bạn.

 NHẬN MẪU SẢN PHẨM, Xin Điền Thông Tin Vào Mẫu Tại Đây

QUÝ KHÁCH QUAN TÂM XIN LIÊN HỆ: HOTLINE 0907 88 78 78