Sử Dụng Bao Bì Giấy Là Trách Nhiệm Bảo Vệ Môi Trường

Hãy cùng có trách nhiệm hơn với môi trường, là bạn đã và đang bảo vệ chính môi trường sống, chính bản thân bạn rồi đấy. Luật Bảo Vệ Môi Trường được ban hành ở Việt Nam cũng là một minh chứng cho việc nhà nước chúng ta cũng đang chung tay cứu lấy môi trường với những chế tài riêng.

 

Cần Phải Biết Rõ Vòng Đời Sản Phẩm

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (gọi tắt là EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường theo đó trách nhiệm của nhà sản xuất một loại sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó. ERP yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm quản lý các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, bao gồm: thu gom; tiền xử lý như phân loại, tháo dỡ hoặc khử ô nhiễm; (chuẩn bị cho) tái sử dụng; thu hồi (tái chế và thu hồi năng lượng) hoặc cuối cùng thải bỏ.

EPR là một công cụ chính sách thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, được xem là một cách tiếp cận mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính xử lý vấn đề quản lý chất thải và tăng cường tái chế, giúp Chính phủ đạt được mục tiêu về môi trường mà không cần tăng thuế hay phí môi trường.

recycling-elements-collection_1212-412-min

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) cho biết: Luật BVMT được Quốc hội thông qua cuối năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Luật BVMT năm 2020 có nhiều cải cách, thay đổi lớn trong tiếp cận chính sách môi trường, và một trong những thay đổi đó là quy định EPR. EPR lần này được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy cải cách hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay, từng bước hình thành ngành công nghiệp tái chế và là nền tảng quan trọng cho xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Chia sẻ nội dung quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường 2020 liên quan đến EPR, ông Phan Tuấn Hùng cho biết Luật BVMT năm 2020 đã quy định nhà sản xuất có 2 trách nhiệm: Trách nhiệm tái chế chất thải (Điều 54) và trách nhiệm xử lý chất thải (Điều 55).

Theo nội dung dự thảo Nghị định quy định chi tiết trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập cảnh, với trách nhiệm tái chế, nhà sản xuất phải tái chế các sản phẩm hoặc bao bì đóng gói sản phẩm của mình đưa ra thị trường theo một tỷ lệ và quy cách bắt buộc. Cụ thể, có 6 sản phẩm nằm trong danh mục phải được tái chế là: Pin và ắc quy, thiết bị điện tử, dầu nhớt, xăm lốp, phương tiện giao thông và các loại bao bì. Để thực hiện trách nhiệm của mình, nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong 4 hình thức: Tự mình thực hiện tái chế; thuê các đơn vị có chức năng tái chế; liên kết với nhau thành lập tổ chức đại diện thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất để tổ chức hoạt động tái chế; đóng góp kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để tổ chức tái chế.

c-min

Đối với trách nhiệm xử lý, nhà sản xuất phải đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải rắn trong trường hợp sản xuất, đưa ra thị trường các bao bì chứa sản phẩm độc hại hoặc không có khả năng tái chế hoặc khó thu gom, xử lý. Trong đó, các sản phẩm sẽ được áp dụng là bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, sơn, keo; kẹo cao su; thuốc lá điếu; tã bỉm, khăn ướt dùng 1 lần và một số sản phẩm có sử dụng thành phần chất dẻo tổng hợp khó thu gom.

 

Thay Đổi Thói Quen Hằng Ngày Là Trái Đất Xanh Hơn

Như trong cuộc hội thảo trên vấn đề bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn là những hoạt động giúp ích cho khâu tái chế rất nhiều.

Hơn nữa, thay vì sử dụng các bao bì nilon phải mất hàng ngàn năm mới có thể phân hủy được thì câu hỏi được đặt ra “tại sao bạn không thử thay đổi thói quen tiêu dùng của mình?” Bạn có biết rằng lượng rác thải ở Việt Nam hàng năm đều đứng trong top 10 thế giới. Nếu không muốn Trái Đất này bị hủy hoại bởi chính những việc nhỏ nhất mà chúng ta đang làm mỗi ngày thì hãy dừng lại và nghĩ xem Trái Đất này đang phải gánh chịu những gì rồi?

Ngày nay, các sản phẩm bao bì giấy trên thị trường đã và đang tích cực thay thế các túi nilon, các sản phẩm nhựa. Các sản phẩm bao bì giấy cực kỳ thân thiện với môi trường, còn được sản xuất từ 100% các loại giấy tái chế, sau đó lại được tái sử dụng lại. 

Các sản phẩm bao bì giấy cũng hết sức đa dạng về mẫu mã cho tới công dụng của nó. Bạn thường thấy nhất trên thị trường ngày nay là các ly cafe giấy take away, các hộp được thức ăn và các túi giấy. Hơn hết sản phẩm bao bì giấy còn phục vụ cả quy trình đóng gói nặng nhọc, chúng ta có các sản phẩm như thùng giấy carton, thùng giấy tròn, các lõi giấy, các thanh v giấy, ….. các sản phẩm bao bì giấy này đã và đang phục vụ cho nhu cầu chứa đựng vận chuyển hàng hóa mỗi ngày cũng như tiêu dùng thực phẩm của chúng ta.

Sản phẩm được chứa đựng trong bao bì giấy bạn sẽ không phải bận tâm lo lắng về mức độ an toàn của nó. Trong giấy không hề có một chất độc hại nào tới cơ thể con người, thoải mái mà đựng thực phẩm, đồ ăn bên trong. Nhưng vẫn đảm bảo không bị rách hay thủng làm rơi đồ ăn của bạn ra bên ngoài.

Các sản phẩm bao bì giấy dùng trong vận chuyển thì được ép và dán lại với nhau bằng nhiều lớp giấy chắc chắn, được tạo hình tỉ mỉ qua rất nhiều công đoạn để tạo ra một sản phẩm giấy chất lượng nhất. Các thùng giấy carton, các thùng giấy tròn là các sản phẩm được lựa chọn đầu tiên trong các đơn hàng xuất khẩu.

 

Tổng Kết

Dường như các lợi ích của bao bì giấy mang lại rất thuận tiện cho môi trường cũng như cho chính người tiêu dùng. Bao bì giấy đã và đang chung tay bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta.

Thuận Phát Hưng hiểu rõ về vấn đề ấy, chúng ta cung cấp cho bạn các sản phẩm về bao bì giấy cho tới các hóa chất an toàn cho ngành giấy. Chúng ta cần phủ kín các sản phẩm về giấy, thay thế cho các bao nilon trên thị trường.