Một số vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất giấy

Thuận Phát Hưng xin chia sẻ một số vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất giấy và các biện pháp khắc phục nhằm giúp cho quý công ty tự xử lý trong quá trình sản xuất giấy của mình.

1. Độ bền ướt của giấy không đạt dù có sử dụng bao nhiêu hóa chất đi nữa?

Độ bền ướt là khả năng của giấy có thể duy trì độ bền ban đầu khi được bão hòa với nước. Yêu cầu độ bền ướt với mỗi loại giấy là khác nhau. Nhiều loại giấy tỷ lệ giữa bền ướt/bền khô được thiết đặt ở mức 10%-15%.

Trong trường hợp này các bạn nên kiểm tra một số yếu tố như sau:

- pH quá thấp dẫn đến bảo lưu hóa chất bền ướt và hiệu quả của nó bị suy giảm.

- Nghiền bột chưa đạt yêu cầu nên bề mặt xơ sợi không kết nối tốt với hóa chất.

- Trong hệ thống có quá nhiều điện tích dương do sử dụng quá nhiều tinh bột cation hoặc phụ gia mang điện tích dương khác. Bạn hãy kiểm tra điện tích huyền phù bột tại vị trí châm hóa chất tăng bền ướt.

- Trong huyền phù bột có tồn nhiều hóa chất khử hoặc oxi hóa mạnh như Clo.

- Giấy chưa đủ khô.

- Sau khi ra khỏi máy xeo, giấy cũng cần có một khoảng thời gian nhất định để đạt hiệu quả bền ướt cao hơn.

- Trong trường hợp bạn đã kiểm tra tất cả các yếu tố trên thì chắc hẳn là hóa chất không đạt chất lượng hoặc không đủ nồng độ hoạt tính. Vậy bạn nên yêu cầu nhà cung cấp điều chỉnh hoặc tốt hơn là nên tìm thêm nhà cung cấp mới để có thêm phương án để tăng sự ổn định của quá trình sản xuất giấy. 

 công ty hóa chất giấy

Thuận Phát Hưng với 20 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất hóa chất giấy

2. Khả năng chống thấm không đạt yêu cầu

- Do có nhiều khe rỗng bởi độ chặt thấp hoặc có nhiều xơ sợi thô

- Thủng dăm do bọt (Xem Xử lý bọt khí)

- Hàm lượng keo chưa đủ

- Biến chất của keo do quá hạn sử dụng hoặc nhiệt độ lưu giữ quá cao.

- Tồn dư quá nhiều chất hoạt động bề mặt

- Quá trình sấy chưa đạt (đặc biệt là keo AKD)

- Tỷ lệ phối trộn phèn nhôm chưa đạt (keo nhựa thông)

- Tỷ lệ tinh bột cation chưa đạt (keo ASA)

Sử dụng gia keo nội bộ chống lại sự thâm nhập hoặc lan tỏa của dung dịch qua hoặc trong giấy. Việc này thực sự rất phức tạp trong thực tế sản xuất và có nhiều vấn đề nảy sinh với mỗi loại hóa chất khác nhau được sử dụng. Những loại hóa chất chính được sử dụng cho gia keo nội bộ là ASA, AKD hoặc Keo nhựa thông (Rosin).

3. Hồi keo

Hồi keo được nhận biết khi khả năng chống thấm bị suy giảm trong quá trình lưu kho hoặc vận chuyển. Vấn đề này thường xảy ra với nhiều loại giấy và với nhiều loại keo khác nhau nhưng thường xảy ra nhiều hơn với loại giấy kiềm tính (kiềm dự trữ) và với keo AKD, ASA. Nó xảy ra như việc cho quá ít keo ngay từ đầu nên không đạt hiệu quả chống thấm (Lượng keo dưới 1,1 kg/tấn sẽ gần như không cho thấy hiệu quả chống thấm).

Đối với AKD để giảm hồi keo thì cần hạn chế thấp nhất tiếp xúc trực tiếp giữa AKD và canxi cacbonat:

- Đưa điểm châm AKD và canxi cacbonat ra xa nhau hơn

- Giảm bề mặt tiếp xúc của chất độn canxi cacbonat hoặc đổi sang caxi cacbonat mặt đất (ground calcium carbonates) đặc biệt là đá phấn.

- Giảm lượng dùng chất độn

Keo nhựa thông thường kém ổn định nếu lượng phèn không đủ. Trường hợp này xảy ra nhiều hơn khi dùng keo nhựa thông nhũ tương.

4. Loại bỏ và xử lý chất bám dính trong quá trình sản xuất giấy như thế nào?

Chất bám dính (Stickies) là vấn đề phổ biến ở các nhà máy giấy sử dụng nguyên liệu tái sinh. Nó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấy (lỗ thủng, đứt giấy, khó khăn khi gia công thành phẩm) và giảm năng suất chạy máy (dừng máy vệ sinh chăn lưới...)

Người ta phân biệt chất bám dính theo hai cách:

- Dựa theo nguồn gốc: Stickies nguyên thủy (Primary stickies) và Stickies thứ cấp (Secondary stickies)

- Dựa theo tính chất vật lý - hóa học: Macro stickies và Micro Stickies

Primary Stickies đi vào hệ thống kèm theo nguyên liệu như keo nóng chảy, keo dán gáy, keo dán trên phong bì, keo trên giấy nhớ, chất phủ trên giấy tạp chí ...Như vậy, thông thường chúng có nguồn gốc là tạp chất hữu cơ.

Secondary Stickies được hình thành do các tương tác vật lý, hóa học trong quá trình sản xuất. Ví dụ sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, pH hoặc độ cứng của nước quá cao.

Macro stickies có kích thước khoảng 100μm-150μm.

Micro Stickes có kích thước khoảng 1~5μm. Cũng có người phân biệt micro stickies chi tiết hơn: Stickies huyền phù (20~100μm), Stickies phân tán (1~20μm), Stickies dạng keo (5~0,01μm) và Stickies hòa tan (<0,01μm).

Kiểm soát và loại bỏ stickies:

Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào; Loại bỏ bằng phương pháp cơ học: Sàng, lọc; Phương pháp hóa học; Sử dụng enzyme; Phân tán stickies; Loại bỏ các chất ngoại lai; Ổn định môi trường pH, nhiệt độ;Định kỳ đào thải nước trắng, Dừng máy vệ sinh nếu cần thiết.

Nguồn: tổng hợp