Để Hình Thành Một Tờ Giấy Cần Những Gì ?

Định Nghĩa Giấy – Bột Giấy

1. Giấy

Giấy là một sản phẩm của xơ sợi xenlulô có dạng tấm, trong đó sợi và các phần sợi được liên kết với nhau tạo mạng không gian ba chiều. Từ thời xa xưa, người ta đã có thể làm giấy từ dây cói bằng cách chẻ nhỏ rồi xếp chúng lên nhau, minh họa này cho thấy giấy có cấu trúc lớp.

Giấy bao gồm hai thành phần cơ bản là xơ sợi và phụ gia. Các phụ gia không mang bản chất sợi, điều này cho thấy rằng không những tính chất vật lý mà các tính chất hóa học của xơ sợi giữ một vai trò quan trọng đối với tính chất của giấy.

Giấy gồm có hai loại khác nhau giấy trắng và giấy đen. Giấy trắng là giấy viết, giấy photocopy,…. Giấy đen là giấy carton, giấy gói quà,…..

2. Bột Giấy

Bột giấy là nguồn nguyên liệu có tính chất sợi dùng để làm giấy. Bột giấy thường có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên, người ta cũng có thể làm những loại giấy đặc biệt từ các loại sợi động vật, sợi vô cơ hay sợi tổng hợp.

Những loại bột giấy được xử lý hóa học tạo ra những sản phẩm không có tính chất giấy gọi chung là bột hòa tan. Những loại bột này được sử dụng để sản xuất những dẫn xuất xenlulô như xenlôphan, axêtat xenlulô, nitrat xenlulô, carboxymetyl xenlulô.

Bột hòa tan có thể được sản xuất từ bột xenlulô sulfit hay sulfat biến tính, vấn đề cần được kiểm tra chặt chẽ là độ sạch và độ đồng đều của bột giấy (sau tấy trắng). Ngoài ra, dạng bột giấy còn có dạng bông được ứng dụng trong lĩnh vực đặc biệt như sản phẩm có tính hấp thụ cao (tã lót, bông băng vệ sinh,….)

 

giấy

 

Giấy Được Làm Ra Như Sau

Để tạo hình một tờ giấy cần trải qua:

  1. Từ huyền phù bột giấy trong nước, qua một mặt lưới mịn nước được lấy đi và để lại trên lưới lớp đệm sợi.
  2. Tập hợp sợi này kế đó được qua trục ép để vắt bớt nước rồi được sấy khô và sản phẩm cuối được gọi một cách khái quát là giấy.

Công nghệ sản xuất Bột Giấy và Giấy đã không còn quá xa lạ trong ngành giấy nữa rồi, để sản xuất ra được một tờ giấy cần nhiều bước:

  1. Chọn nguyên liệu tức là chọn tính chất cho xơ sợi. Mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ cho loại xơ sợi khác nhau (gỗ, rơm, tre, cỏ, bã mía,…) đều này dẫn đến kích thước, chiều dài,bán kính, bề dầy lớp tường tế bào sợi thường không đồng đều.
  2. Sản xuất Bột Giấy là giai đoạn chế biến để tách thành phần xơ sợi từ nguyên liệu thô bằng các phương pháp thành hóa học hay cơ học. Tùy theo yêu cầu mà bột giấy có thể tẩy trắng ở mức độ khác nhau.
  3. Nghiền bột để các xơ sợi được đều và gọn gàng hơn, bột giấy sẽ trải qua quá trình nghiền.
  4. Trộn phụ gia, bước này giúp tăng độ cơ lý cho giấy. Tạo các độ bền, độ dai, chống thấm,… tùy thuộc vào mục đích sử dụng của giấy.
  5. Xeo giấy, Ép, Sấy: là giai đoạn tạo hình tờ giấy từ các loại bột, bột giấy được chạy trên thấm lưới và được ép dính lại với nhau hình thành lên hình dạng cơ bản của tờ giấy. Được ép bớt nước và đem đi sấy để tạo cố định hình dạng của tờ giấy.
  6. Gia keo bề mặt, cán láng (ép quang), cuộn, cắt. Bước này giúp bề mặt giấy được phẳng, mịn và láng hơn, tùy thuộc vào nhà máy sản xuất mà có thể không có bước này.
  7. Giấy thành phẩm : sau khi trải qua các bước trên chúng ta đã có được tờ giấy thành phẩm mà chúng ta muốn có.

giấy

Tổng Kết

Đó là quy trình để tạo nên một tờ giấy mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày. Để hình thành nên một tờ giấy không hề đơn giản, cần phải lựa chọn nguyên liệu thô một cách tỉ mỉ, các phụ gia cho vào giấy cũng phải đủ – đúng liều lượng thì mới hình thành nên tờ giấy sáng trắng, mịn phẳng như chúng ta đang dùng.

THUẬN PHÁT HƯNG CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP BAO BÌ

Liên hệ để nhận báo giá chi tiết: 0907 88 78 78 – Mr Tú