Cần Cẩn Trọng Với Những Vật Liệu Thay Thế Nhựa

Rác thải dù được làm từ nhựa, ni lông hay bất cứ vật liệu nào khác đều là mối nguy hại cho môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Chúng mất hàng trăm năm mới thể phân hủy được, ảnh hưởng không những tới môi trường mà còn tới những loại sinh vật sống khác.

 

Nhựa vẫn là vật liệu sản xuất bao bì tối ưu.

“Nhựa phải mất hàng trăm, hàng ngàn năm để phân hủy” là lập luận quen thuộc khi nói về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường. Tuy nhiên, nhựa lại đang là vật liệu hầu như không thể thay thế bởi những lợi ích về chi phí sản xuất cũng như độ tiện dụng và khả năng ứng dụng rộng rãi.

Thời gian gần đây, nhiều giải pháp hạn chế sử dụng nhựa đã được ứng dụng rộng rãi, trong đó có phương án sử dụng những vật liệu có khả năng phân hủy như giấy, nhựa hữu cơ để thay thế cho nhựa thông thường.

bao-bi-giay

Nhập nhằng khái niệm “phân hủy”

Hiện nay, nhiều loại bao bì được gắn mác là nhựa sinh học, vật liệu tự phân hủy, phân hủy sinh học đang được bày bán rộng rãi trên thị trường ngày càng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các dòng sản phẩm nhựa có nguồn gốc sinh học, được sản xuất bằng bột ngô, bã mía, lúa mì chưa chắc đã có khả năng phân hủy mà chỉ phân rã thành các mảnh nhỏ, nhưng về bản chất vật liệu thì không thay đổi.

Mặt khác, các vật liệu có khả năng phân hủy cũng cần phải được đáp ứng những điều kiện nhất định. Có loại phân hủy được trong điều kiện tự nhiên nhưng cũng có loại chỉ phân hủy được trong điều kiện công nghiệp hoặc phân hủy bằng cách ủ phân.

Như vậy, khi sử dụng các vật liệu này, việc phân loại vẫn là cần thiết để đảm bảo quá trình xử lý đạt được hiệu quả.

Bên cạnh đó, các sản phẩm phân hủy trong điều kiện tự nhiên cũng có thể gây ra nhiều tác hại tới môi trường. Tương tự rác thải hữu cơ, các vật liệu phân hủy sau khi được xả thải bừa bãi ra môi trường, khi phân hủy tạo ra nhiều loại khí thải nhà kính.

Đặc biệt, trong môi trường nước, sự phân hủy này vô tình “hút” hết khí O2 trong nước, dẫn tới hiện tượng “vùng nước chết” khiến các loài thủy sinh bị chết hàng loạt, thường xảy ra tại các khu vực đông dân cư.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm làm từ vật liệu thay thế có nguồn gốc và chứng nhận chất lượng rõ ràng. Một nghiên cứu được đăng lên tạp chí Environment International cho biết, nhiều loại nhựa sinh học có nguồn gốc thực vật chứa tới hàng ngàn hóa chất, trong đó có nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe.

bao-bi-giay

Khả năng thay thế vật liệu nhựa

Thực tế, với tính gọn nhẹ, khả năng chống nước, không khí, vi khuẩn, nhựa là giải pháp hàng đầu để đóng gói bao bì, giúp quá trình vận chuyển giảm phát thải, đồng thời hạn chế hóa chất rò rỉ ra môi trường, hạn chế lãng phí do hàng hóa bị hỏng hóc, biến chất trước khi đến tay người sử dụng.

Nhựa cũng là loại vật liệu bền, dễ rửa sạch, tạo thuận lợi cho quá trình tái chế và tái sử dụng. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Đan Mạch, trong các loại túi đựng hàng, túi nhựa thông thường là loại ít gây tác động đến môi trường nhất kể cả khi không được tái sử dụng.

Mặt khác, nghiên cứu của cơ quan này cũng chỉ ra, túi giấy phải được tái sử dụng tới 43 lần mới đem lại lợi ích cho môi trường tương đương với túi nhựa tái sử dụng một lần. Tuy nhiên, việc tái sử dụng túi giấy rất khó khăn do đặc điểm dễ rách và dễ dính bẩn.

Đâu là giải pháp?

Thực tế cho thấy, khủng hoảng rác thải nhựa là hệ quả của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải kém hiệu quả. Một cuộc khủng hoảng tương tự hoàn toàn có khả năng xảy ra với những vật liệu thay thế, với những tác động khó lường.

Như vậy, chìa khóa để giải quyết vấn đề rác thải nằm ở chính việc tăng cường hiệu quả của hệ sinh thái thu gom và xử lý, hướng tới thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn.

Để làm được điều này, theo Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), ý thức của người tiêu dùng nắm vai trò then chốt. PRO Việt Nam khuyến nghị, các loại rác thải, kể cả được làm từ nhựa, giấy hay vật liệu nào khác đều cần tuân thủ theo nguyên tắc 3R (Reduce – tiết giảm, Reuse – tái sử dụng, Recycle – tái chế) nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra môi trường.

12we

Hơn hết giấy còn có thể ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau, có nhiều công dụng cũng như hình dạng khác nhau. Giấy dường như có thể thay thế các sản phẩm về nhựa khó phân hủy.

Thuận Phát Hưng là nhà cung cấp sản phẩm bao bì giấy và hóa chất cho ngành giấy. Chúng tôi mong rằng sự có mặt của mình sẽ phần nào giúp ích được cho Trái Đất này càng xanh hơn.

Liên Hệ Để Nhận Tư Vấn Và Báo Giá Chi Tiết

Hotline: 0907 88 7878