CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THỊ TRƯỜNG BỘT GIẤY, GIẤY VÀ ĐẦU TƯ TRONG T10-2018

Nguồn: Bản tin kinh tế Ngành Giấy tháng 10 (VPPA News monthly 10)

NHẬN ĐỊNH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Yếu tố tác động bên ngoài

- Trong 09 tháng đầu năm 2018: tình hình sản xuất, tiêu thụ giấy bao bì làm thùng carton sóng (linerboard & medium) tại khu vực Bắc mỹ và EU rất khả quan, tiêu thụ bền vững:

+ Mỹ, sản xuất tăng 2,0% so với 09 tháng cùng kỳ 2017 và dự kiến quý IV đạt 3,0%, nâng sản xuất cả năm 2018 tăng 2,2%. Tiêu thụ tăng 1,8% so với 9 tháng/2017 và dự kiến cả năm 2018 tăng 2,0% so với năm 2017. Xuất khẩu đã tăng 2,9% so với cùng kỳ 2017. Hiệu suất huy động đạt 97,4% tăng 1,4% so với 09 tháng năm 2017.

+ EU, sản xuất tăng 5,2% trong 09 tháng/2018, dự kiến quý IV/2018 tăng 5,5% so với cùng kỳ. Tiêu thụ tăng 2,2% trong 09 tháng, dự kiến quý IV/2018 tăng 2,8% và nâng mức tiêu thụ cả năm 2018 tăng 2,4% so với năm 2017.

- Tháng 10, các quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Indonesia, Thailan, Trung Quốc... đang tiến hành đám phán về việc trao đổi giấy và các thành phẩm giấy lấy hàng khác với Thổ nhĩ kỳ, Iran (lệnh cấm vận thương mại từ Mỹ); kết hợp với đó là việc đàm phán về việc giảm giá thuế nhập khẩu giấy với Ấn Độ (India). Như vậy việc đàm phán tiến triển tốt sẽ đẩy mạnh về nguồn cung và tạo ra cầu tốt hơn cho khu vực Châu Á.

- Quý IV/2018, các loại giấy bao bì làm hộp đựng, hộp gấp, túi sách & thời trang, đóng gói sản phẩm.... sẽ tăng rất mạnh do sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, trên thế giới có nhiều lễ hội lớn.

- Trong 09 tháng năm 2018, tiêu thụ bột giấy rất bền vững, theo các chuyên gia phân tích kinh tế của RISI sẽ tăng 5%
cả năm 2018 so với 2017. Giá bột gỗ cứng tẩy trắng (BHK) ổn định trong quý IV/2018, bột gỗ mềm tẩy trắng (BSK) sẽ tiếp tục có hướng tăng tiếp ở khắp khu vực.

Yếu tố bên trong

Do chịu ảnh hưởng của tình hình thị trường giấy khu vực, tháng 10 năm 2018 thị trường giấy Việt Nam cũng có những
biến động tăng trưởng mạnh mẽ. Trong tháng 10, tiêu chí tiêu dùng, nhập khẩu đều tăng hầu hết đối với tất cả các chủng loại giấy; tuy nhiên sản xuất và xuất khẩu lại giảm.

- Quý IV/2018, thị trường Việt Nam nhu cầu giấy in viết sẽ bắt đầu tăng trở lại so với tháng 9, do học sinh và sinh viên đi học trở lại, số lượng học sinh & sinh viên dự kiến năm học mới tăng trưởng mạnh, in lịch và in sách đang chuẩn bị vào mùa vụ.

- Quý IV/2018, thị trường giấy bao bì là thời điểm cao độ chính vụ tại Việt Nam, sự tăng này do có nhiều lễ lớn (ngày 20/10, 20/11, mùa đám hỷ, Noel, tết dương lịch và chuẩn bị cho tết âm lịch).

- 09 tháng/2018, GDP ước tính đạt 6,98% so với cùng kỳ, dự kiến cả năm có thể vượt 6,7%. Xuất khẩu 09 tháng đạt 180 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Là động lực rất lớn cho nhu cầu tiêu thụ giấy bao bì trong 02 tháng còn lại cuối năm 2018.

Ảnh hưởng tiêu cực

- Giá giấy bao bì loại (SBS, FBB, FSB, Cupstock, LPB, CUK...) chủ yếu để sản xuất các loại hộp gấp cho ngành Dược
phẩm, Mỹ phẩm, Hóa phẩm, Thuốc lá, Thực phẩm, Bánh kẹo, Đồ uống… tháng 10/2018 đã chính thức giao dịch tăng 30 – 50 USD/tấn ở tất cả các khu vực trên thế giới. Trong đó chủng loại giấy này trong nước chưa sản xuất được.

- Giá giấy in lớp tráng phủ (CWF) và giấy đặc biệt ( in nhãn, tem, mác, in tiền, hóa đơn, in nhiệt...) ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á đã chính thức giao dịch trong tháng 10/2018 tăng lên 20 – 50 USD/tấn, dự kiến tháng 11 tăng tiếp 30 – 50 USD/tấn. Trong khi đó chủng loại giấy này trong nước chưa sản xuất được.

- Giấy tái chế nguyên liệu chính sản xuất giấy bao bì do quy định về kiểm hóa, ký quỹ, thời gian thông quan, cấp phép nhập khẩu mới ...ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và kinh doanh, cũng như lợi nhuận, vốn lưu động, cạnh tranh giá bán, sự đầu tư mới của các doanh nghiệp nội địa.

- Sản xuất giấy làm bao bì trong nước đã giảm 03 tháng liên tiếp, trong khi đó theo hiệu suốt (chủ yếu FDI) thì đã phải tăng nhiều hơn (mức trung bình 310.000 tấn/tháng); dẫn đến nhập khẩu giấy bao bì tăng mạnh, xuất khẩu giấy làm bao bì giảm liên tiếp 02 tháng (chủ yếu do thiếu hụt nguyên liệu sản xuất). Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị mất nhiều khách hàng trong nước và quốc tế mua giấy (cung ứng giấy không ổn định).

Capture

- Tỷ giá USD tăng, hóa chất cho ngành giấy (chất làm ướt, chất kết dính, polymer, cao lanh, đất sét…) đã tăng và các nhà cung cấp như BAFS, Kemira, CADAM SA, Omya, Kaomin LLC, Imerys Kaolin…thông báo toàn cầu tăng giá vào tháng
01/2019 lên 6 - 18%, giá xăng (thuế bảo về môi trường tăng) và dự kiến giá dầu thế giới sẽ lập đỉnh 100 USD/thùng, bột giấy gỗ mềm (sản xuất giấy bao bì) dự đoán tăng trong quý IV/2018, giá giấy OCC đã tăng 3 -10%, sẽ tạo áp lực rất lớn về giá thánh sản phẩm các loại giấy sản xuất trong nước.

Capture

- Đồng tiền của Trung Quốc giảm 9,0%, Indonesia giảm 6,0%, Thailand giảm 2,8%, Hàn Quốc giảm 6,4% so với USD từ
đầu năm đến nay. Trong khi đó là chiến tranh thương mại (Mỹ - Trung) đang trong giai đoạn cao trào, kết hợp với đó là lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ với Iran, Thổ… đồng tiền các quốc gia này còn bị giảm nhiều, dẫn đến lượng xuất khẩu giấy và các thành phẩm từ giấy vào thị trường Việt Nam trong 02 tháng cuối năm 2018 sẽ tăng rất mạnh từ các quốc gia này.

My Trung War

- Trong việc đàm phán giảm thuế nhập khẩu giấy với Ấn độ và việc trao đổi hàng hóa lấy sản phẩm giấy với Iran, Thổ nhĩ kỳ bị thất bại, kết hợp với đó là kinh tế của Trung Quốc đi xuống do chiến tranh thương mại với Mỹ. Dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giấy bị sụt giảm mạnh, đây cũng là nguyên nhân chính trong việc tại sao giá giấy bao bì và in,viết tại Bắc Mỹ, Eu, Mỹ Latin tăng giá theo chiều hướng đi lên, trong khi đó tại Châu Á đang có dấu hiệu đi xuống mạnh trong 02 tháng cuối năm.